Sơn nhà và các vật liệu hoàn thiện sẽ quyết định độ thẩm mỹ của ngôi nhà. Việc chọn lựa màu son nha và các vật liệu thi công hoàn thiện thông minh không chỉ đem đến cho bạn một không gian sống thoải mãi mà còn khẳng định được độ sành điệu và đôi mắt tinh tế của chính bạn.
Lưu ý trước khi thi công son nha
Để lớp sơn bám chắc vào bề mặt kết cấu và có độ thẩm mỹ cao, trước khi thi công công tác sơn nhà bạn cần chú ý:
Kiểm tra bề mặt kết cấu trước khi sơn nhà
Bạn cần kiểm tra kỹ bề mặt lớp trát các kết cấu tường, dầm, trần, cột …. đảm bảo bề mặt không được bong rộp, hay biến đổi hình dáng trong quá trình sử dụng;
Bề mặt kết cấu trước khi sơn phải khô ráo, không được có vết bẩn bám dính;
Những vị trí đễ ẩm mốc như chân tường, dạ sê nô, các kết cấu bên ngoài cần phải xử lý chống thấm thật kỹ
Bề mặt phải nhẵn, phẵng không bị gồ ghề , những chỗ lõm do khuyết tật phải bù đắp và xoa , trét cho phẳng với mặt chung. (Bạn có thể dùng ánh điện để kiểm tra độ phẳng của bề mặt các kết cấu khi trát xong).
Kiểm tra và loại bỏ những vật không mong muốn như cục vữa bám, trong lớp trát có lẫn tạp chất do quá trình trộn vữa không được sàng lọc kỹ.
Để tăng độ bóng bạn nên bả ma tít sau đó dùng giấy nhám đánh kỹ để tạo độ phẳng cần thiết, cần chú ý trên thị trường hiện nay có nhiều loại bột bả với đủ chủng loại, bạn cần tham khảo các ý kiến chuyên gia hay những người làm trong nghề họ sẽ giúp bạn chọn được loại bột bả chất lượng.
Chọn chủng loại sơn nhà:
Ngoài yếu tố trang trí, làm đẹp thì yếu tố không kém phần quan trọng là độ bền và chức năng bảo vệ. Sơn có tác dụng chống thấm, chống ẩm mốc, kháng khuẩn giúp cho bề mặt kết cấu bên trong chống lại những tác động tiêu cực của môi trường. Vì vậy bạn nên cân nhắc lựa chọn loại sơn có chất lượng tốt thay vì các loại sơn rẻ tiền. Khi chọn sơn, nên cẩn thận lựa theo tính năng, chủng loại, hệ thống và giá trị sản phẩm để không gây lãng phí khi không vừa ý lại phải tốn tiền đổi sơn. Mỗi loại sơn có một tính năng và công dụng khác nhau như sơn chống phèn, sơn chống ố vàng, chống bám bụi, bám bẩn, kháng khuẩn, lau chùi dễ dàng…
Hiện nay trên thị trương có rất nhiều chủng loại sơn từ cao cấp đến trung bình, bạn nên tham khảo các chuyên gia tư vấn, các KTS, KS thi công để được tư vấn phù hợp
Sơn cũng được chọn theo từng vùng có khí hậu khác nhau để đem lại hiệu quả và bền màu cho ngôi nhà. Ngoài ra, mỗi loại sơn có giá khác nhau, tùy theo chi phí cho từng giai đoạn hoàn thiện và sở thích mà chủ đầu tư yêu cầu.
Lựa chọn màu sắc:
Màu sắc có vai trò quyết định đến độ thẩm mỹ của ngôi nhà. Một ngôi nhà được đánh giá là đẹp khi nó được thiết kế và thi công bài bản, áp dụng đúng các biện pháp thi công, các màu sắc trong các phòng và toàn nhà được phối hợp hài hòa tỉ lệ màu sắc hợp lý, không lòe loẹt, rối mắt.
Mỗi hãng sơn điều cung cấp catalogue bảng màu để bạn có thể chọn và phối màu một cách dễ dàng, tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm thì bạn nên yêu cầu thợ sơn thử trước vào một mãng tường nào đó để kiểm tra vì màu thực tế sẽ có sai khác với màu trong catalogue
Nếu nhà bạn được thiết kế theo phong cách nhà phố hiện đại, bạn nên chọn màu sơn ngoại thất màu sáng, kết hợp với các vật liệu hoàn thiện hiện đại, nội thất cũng nên chọn màu phù hợp có thể tạo những mãng nhấn với tông màu mạnh giúp căn nhà trở nên hiện đại hơn. Còn nếu nhà bạn thiết kế theo phong cách biệt thự truyền thống với mái ngói thì bạn có thể chọn những tông màu tối hơn chút như màu ghi, màu nâu, màu xanh, vàng …
Một điều hết sức lưu ý trong việc chọn màu thì ta cũng nên xét tới yếu tố phong thủy. Ví dụ gia chủ mệnh kim thì nên chọn tông màu sáng, mang ánh kim vì màu sáng trắng ánh kim là màu sở hữu của bản mệnh; nếu gia chủ mệnh Mộc thì nên chọn màu sơn nâu, xám vì đó là màu đặc trưng của gỗ đại diện rõ ràng cho gia chủ mệnh mộc, ngoài ra người mệnh mộc có thể chọn màu xanh của nước biển vì màu này của mệnh thủy (Thủy sinh mộc – Màu tương sinh)
Bạn có thể xem biểu đồ Tương sinh – Tương khắc trong nguyên lý ngũ hành ở hình bên để lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh
Những Lưu ý trong quá trình khi thi công sơn nhà
Thời gian gián cách giữa các lớp lúc sơn phải đủ cho lớp dưới phải khô mới thi công đè lớp trên. Nếu yêu cầu cao, sau mỗi lớp sơn lại lấy giấy nhám đánh cho mặt lớp sơn nhẵn mới sơn tiếp lớp sau.
Vết chổi (con lăn) sơn lớp trưc được vạch thẳng, vết chổi (con lăn) sau phải đè lên một phần của vết chổi trước cho kín mặt sơn. Đến lớp sau, vết chổi lại quét vuông góc với lớp đã sơn để các lớp sơn phủ kín khắp mặt tường
Khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo thứ tự sau: Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong, ưu tiên sơn từ trên xuống dưới, sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.
Dùng con lăn hoặc chổi quét nhỏ để hoàn thành các cạnh cho kết cấu phù hợp. Ở những nơi có sự thay dổi về màu sắc như tường và trần, tường và chân tường, Cột và phào chỉ …. bạn dùng chổi quét để phân cách trước một khoảng sau đó mới dùng lăn sơn để đè lên để tránh bị lem màu.
Các bước sơn nhà
Bước 1: Bã matit làm phẳng bề mặt: Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính, như đã nói ở trên, nếu bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Sau khi tít phải dùng giấy nhám xã thật kỹ bề mặt
Bước 2: Thi công sơn lót: Mọi loại sơn đều cần sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Việc chọn sơn lót tốt sẽ quyết định độ bền màu của sơn phủ sau này
Bước 3: Thi công sơn phủ: Sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí, vì vậy nên sơn phủ 2 lớp, lớp 1 cách lớp 2 tối thiểu là hai giờ vì nếu chỉ sơn 1 lớp thì hầu như không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Sơn không đều màu và không che lấp được lớp nền. Nếu sơn 1 lớp thật dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp (và không bền) so với sơn 2 lớp mỏng hơn. Tuy nhiên lời khuyên hữu ích là chỉ nên sơn công trình với 1 lớp phủ. Sau khi hoàn tất việc lắp đèn, điện, cửa… hay dặm vá những chỗ tường hỏng do khuân vác đồ nặng thì mới tiến hành sơn nước thứ 2 để hoàn thiện cho toàn bộ công trình.
Lưu ý cuối khi đã hoàn thiện xong phần son nha ha noi:
Không gian tươi mới, tường bóng nhẵn nhưng bạn đừng vội hài lòng sớm, hãy thực hiện tát tút khâu vệ sinh ở những chỗ bám bẩn dù là một vết nhỏ vì nếu để lâu, lớp sơn bám dính sẽ rất khó vệ sinh. Đồng thời bạn nên dành lại một lượng sơn dư để dự phòng vì sẽ không tránh khỏi những lúc kê tủ, giường, bàn ghế va chạm vào các góc tường làm bong hoặc xước lớp sơn mới. Bạn nghĩ rằng thị trường không thiếu những họp sơn như bạn đang dùng nên không cần lượng dự phòng? thực tế dù có chủng loại và màu sơn nhưng khi dùng quét lên các chỗ xước vẫn nhận ra đó là những miếng “vá” miễn cưỡng, “cẩn tắc vô áy náy” nên mình cẩn thận vẫn hơn để đạt được độ tối ưu về mặt thẩm mỹ.
Hy vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp bạn chọn được chủng loại sơn cũng như những phương án thi công sơn nhà hợp lý. Bài viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân và tham khảo một số bài giảng giám sát thi công khác, tùy vào mỗi địa phương có thể chủng loại sơn và cách thi công có khác nhau đôi chút nhưng nhìn chung nếu bạn tuân thủ đúng kỹ thuật, có chế dộ kiểm tra, giám sát chặt chẻ thì hiệu quả sử dụng của sơn sẽ được tăng lên. Chúc bạn có một không gian sống hoàn hảo.