Loại sơn này có chứa natri silicat hoặc kali trộn thêm bột kẽm, chất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn. Sau khi sơn, mặt kim loại cần bảo vệ được bao phủ bằng một màng mỏng chứa các hạt thủy tinh cứng xen kẽ với các hạt kẽm. Phản ứng điện hóa giữa sắt và kẽm, kẽm và oxy sẽ ức chế quá trình oxy hóa của sắt. Lớp sơn phủ khi khô sẽ trở nên cứng như thủy tinh, tạo thành lớp bảo vệ rất bền. Theo tính toán của các nhà khoa học, lớp sơn nhà có độ dày từ 100 đến 200 micron có khả năng chống ăn mòn kim loại từ 20-50 năm.
So với các loại sơn nhà Hà Nội truyền thống sử dụng dung môi hữu cơ, loại sơn thủy tinh mới này có ưu điểm hơn hẳn đó là không độc hại, không tích điện và không phát ra tia lửa, do đó có thể sử dụng được ở những môi trường liên quan đến cháy nổ, dầu mỏ và nước biển, nhất là ứng dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu. Hơn nữa, công nghệ sản xuất loại sơn này cũng không quá phức tạp, vấn đề chủ yếu là xác định liều lượng chính xác của các thành phần và chất lượng của bột kẽm.