Đợt hỗ trợ vay vốn sửa chữa lần này có 2 nhà trên đường Nguyễn Thái Học được tạm ứng vốn trong vòng 3 năm, gồm nhà số 16 (hơn 1,6 tỉ đồng) và nhà số 5 (582 triệu đồng). Khoản kinh phí còn lại (716 triệu đồng) được cấp từ nguồn trung ương bổ sung để hỗ trợ trùng tu các di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập thể.
Như vậy, vấn đề tu bổ di tích nhà cổ ở đô thị cổ Hội An luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm, từ nguồn kinh phí đến cơ chế ưu đãi đặc biệt, trong điều kiện các di tích đối diện nguy cơ sụp đổ và cần nguồn vốn lớn để sửa nhà Hà Nội. Đồng thời, khía cạnh sở hữu (tập thể, cá nhân, chưa rõ chủ sở hữu) cũng khiến chính quyền địa phương phải cân nhắc các phương án. Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết đô thị cổ Hội An hiện có hơn 10 di tích nhà cổ chưa rõ chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu tập thể (nhà thờ, tài sản chung) phải tu bổ cấp thiết. Đối với các công trình này, ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí thực hiện. Công trình ở mặt tiền thì thuận tiện hơn, bởi sau trùng tu sẽ nghiên cứu cho thuê để hoàn trả vốn cho nhà nước. Riêng với những di tích vẫn không xác định được chủ sở hữu (sau 3 năm trùng tu) thì sẽ thuộc sở hữu nhà nước.
Đây là điểm mới trong phương án hỗ trợ, cho vay tu bổ di tích nhà cổ Hội An. Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, đã có 5 công trình sở hữu tập thể hoàn thành sau khi được vay 100% theo phương thức này, gồm nhà số 102 và 104 Bạch Đằng, số 126/2, 103 và 136 Trần Phú. Đối với nhà cổ chưa xác lập sở hữu, có 2 nhà tu bổ xong (số 10 và 96 Bạch Đằng). Hiện địa phương đang phân bổ kinh phí trùng tu 3 nhà khác, gồm nhà số 15, 5, 44/22 Phan Châu Trinh. Đối với di tích tư nhân, trước đây ngân sách địa phương hỗ trợ 40-75% tổng kinh phí tu bổ tùy giá trị di tích. Tuy nhiên, do tổng kinh phí tu bổ mỗi nhà cổ rất lớn (hơn 1 tỉ đồng), nên địa phương áp dụng phương thức cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm đối với khoản đóng góp thuộc về tư nhân để tạo điều kiện trùng tu.