Tư vấn qua Tư vấn 24/7

Tel: 04.8588.4898

A+ A A-

Bạn nên hết sức cẩn cẩn thận những điều sau đây trong mùa mưa bão: Sua nha, điện giật, đuối nước

Rate this item
(0 votes)

Sua nha - Mùa mưa bão, thời điểm dễ bùng phát một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy... và các tai nạn thương tích như đuối nước, tai nạn điện, gãy xương... cũng hay xảy ra khi sua nha.

Bạn nên hết sức cẩn cẩn thận những điều sau đây trong mùa mưa bão

Để phòng chống tai nạn thương tích, mỗi người cần chủ động thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Đuối nước

Trong mùa mưa bão, nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Để phòng chống đuối nước, người dân cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, nước chảy xiết. Nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết); tại những vùng nguy hiểm phải có biển báo hoặc cử người túc trực để báo cho người dân biết các đoạn nguy hiểm.

Điện giật

Hệ thống điện ở một số nơi chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn. Đã có nhiều tai nạn đau lòng do dây điện bị đứt sà xuống thấp giật chết người. Vì vậy, để phòng tai nạn này, người dân chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống; nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sửa chữa kịp thời. Các thiết bị điện trong nhà cần được lắp riêng biệt cho từng tầng, có bộ phận ngắt điện riêng, một số vùng dân cư có nguy cơ ngập lụt cần lắp hệ thống điện riêng biệt cho tầng thấp để dễ dàng cắt điện tầng bị ngập ra mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tầng dưới nên lắp đường điện, ổ cắm cao trên 1m đề phòng bị ngập nước. Trường hợp nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, gọi điện hoặc kêu cứu để mọi người báo cơ quan điện lực cắt điện. Không tự ý lội trong nhà dọn đồ đạc sẽ bị điện rò trong nước gây tai nạn chết người. Các thiết bị điện bị ngấm nước, phải sấy khô mới được sử dụng. Khi người hoặc chân tay bị ướt không tiếp xúc với điện. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.

Rắn cắn

Rắn cắn thường gặp ở vùng nông thôn, ở những nơi bị ngập lụt, rắn tìm lên các chỗ cao ráo để trốn nên hay gặp người và cắn. Vì vậy, ở các vùng ngập lụt người dân cần chú ý để phòng tai nạn này. Khi bị rắn cắn thì nhanh chóng buộc ga rô trên vết cắn 1-1,5cm và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Vết thương phần mềm nhiễm trùng

Nhiều khi chỉ là vết xước nhẹ ở da, cũng có khi là vết thương do dẫm phải vật nhọn (đinh, mảnh chai và một số vật nhọn khác) nhưng dễ bị bỏ qua do chủ quan, đến khi vết thương nhiễm trùng nặng mới được đưa đến bệnh viện. Các vết thương dù chỉ là vết xước ở da, nhưng mùa mưa bão do tình trạng mất vệ sinh, thiếu điều kiện để chăm sóc nên vết thương dễ bị nhiễm trùng.

Vì vậy, để đề phòng, người dân nên mang dày dép khi lội nước, cẩn thận khi đi vào khu vực có các vật sắc nhọn. Khi bị các vết thương phần mềm dù nhỏ cũng cần được rửa bằng dung dịch sát khuẩn, băng vết thương và sử dụng kháng sinh, tiêm ngừa uốn ván (theo hướng dẫn của thầy thuốc).

Ngoài ra, trong mùa mưa bão thường xảy ra nhiều tai nạn như: nhà đổ, tôn bay do gió lớn, cây ngã đè vào người, thậm chí do té ngã khi sửa chữa nhà ở, chống bão cho nhà ở... nên người dân hay bị gãy xương, vết thương phần mềm. Để phòng chống các thương tích này người dân cần chú ý: không đi ra ngoài khi mưa to gió lớn; không trèo lên sua nha khi chưa chắc chắn an toàn; chủ động sua nha, chống bão trước khi bão đổ bộ vào khu vực sinh sống.

Nguồn: Sở Y tế TP. Hà Nội

Last modified on Wednesday, 09 October 2013 21:30

Video

Video giới thiệu

Hỗ trợ trực tuyến

hotline-nhaviet

Tin tức mới

Tân trang ngôi nhà 20 năm tuổi đẹp lung linh

Một gia đình ở TP HCM có ý định cải tạo ngôi nhà cũ và muốn giữ lại các kỷ niệm tuổi thơ trong từng ...

sửa nhà, sửa chữa nhà

sơn nhà

cong-trinh-da-thi-cong

Facebook Fanpage

0915 486 555