Thực tế, dù đã có quy định của Nhà nước về việc các dự án đầu tư KCN mới phải có quỹ đất nhất định để xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao của CN..., nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn xem nhẹ việc này. Các dự án nhà ở xã hội đầu tư từ vốn ngân sách còn ít, trong khi chính quyền các địa phương còn thiếu quan tâm đến việc này.
Ngoài việc một số DN năng lực vốn yếu, không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, có nhiều DN muốn đầu tư xây dựng nhà ở cho CN, nhưng khi xin giấy phép xây dựng thì lại nhận được yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang đất ở, đồng nghĩa với việc thực hiện vì trách nhiệm xã hội, nhưng lại phải đóng một khoản thuế quá lớn nên “bó tay”...
Bởi vậy, để CN các KCN, KCX có nhà ở ổn định, có sân chơi VHTT, nhà trẻ, trường học cho con em họ thì Nhà nước cần bổ sung cơ chế, chính sách cho các DN đầu tư xây dựng nhà ở, hạ tầng cơ sở VHTT, trường học... phục vụ chỗ ở và đời sống cho CN và con em họ.
Trước hết là cần có quy định miễn thuế toàn bộ khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang đất ở hoặc không bắt buộc DN phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đầu tư xây nhà ở, nhà trẻ, trường học, cơ sở VHTT phục vụ CN và con em CN.
Bên cạnh việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của địa phương, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho CN rất cần được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi và được hỗ trợ vay vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn ưu đãi khác. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách cho vay và chính sách miễn giảm về nghĩa vụ tài chính, đất đai đối với hộ gia đình xây dựng nhà mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho CN thuê.
Để công nhân ổn định cuộc sống và tham gia tốt công việc sản xuất trong các khu CN thì giải quyết tốt vấn đề nhà ở là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp nên có các chính sách, biện pháp tạo điều kiện hỗ trợ công nhân kinh phí sửa nhà, sơn nhà cũ.