1 - Dự trù kinh phí sửa chữa nhà.
Nếu bạn đã có ý định sửa nhà, dù phần nhà bạn muốn sửa lớn hay không thì vấn đề chính yếu nhất bạn vẫn cần quan tâm đó là vấn đề kinh phí. Con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá sửa chữa với các nhà thầu.
Bạn đừng nghĩ là khi bạn sửa nhà, chi phí sẽ không lớn vì việc bảo dưỡng lâu dài hao phí năng lực và chi phí sửa chữa có thể sẽ tăng thêm nhanh chóng. Hãy đảm bảo bạn đã liệt kế hết những thứ bạn cần thay thế và sửa chữa để đưa ra bản dự trù kinh phí chi tiết và hoàn thiện nhất
Để dễ dàng hơn, bạn có thể phân làm 2 loại chi phí cơ bản khi thực hiện sửa chữa nhà:
Chi phí sửa chữa, thay mới: Đây là khoản chi phí bạn cần để mua các thiết bị, vật dụng cần thêm hoặc thay mới khi nhà đã sửa chữa xong: đồ nội thất, đồ trang trí, thiết bị chiếu sáng... Vì dù nội dung sửa chữa ngôi nhà bạn có lớn hay nhỏ thì việc phát sinh chi phí để mua các thiết bị mới là điều không thể tránh khỏi.
Chi phí sửa chữa xây dựng cơ bản: Đây là khoản chi phí bạn cần để tiến hành dỡ bỏ, dịch chuyển hay xây mới tới mức kiến cố phần nhà bạn muốn sửa chữa. Thông thường thì cách tính phổ biến hiện nay là tính theo m2. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích sửa chữa thực tế của gia đình bạn.
Trên thực tế, đơn giá sửa nhà thường cao hơn rất nhiều so với đơn giá xây nhà vì vậy ngoài số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm 10% đến 30% số tiền ước tính ban đầu.
Ngoài ra, phương án tài chính cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Nếu nội dung sửa chữa nhà của bạn lớn, hoặc năng lực về kinh tế của bạn hạn hẹp thì bạn cũng nên dự trù những phương án tài chính tối ưu cho gia đình bạn.
2 - Lập kế hoạch chi tiết sửa nhà:
Lập kế hoạch hợp lý có thể giúp bạn chủ động về ngân sách bởi cùng một quyết định nhưng bạn có thể biết chắc nó tốn bao nhiêu tiền và cần thời gian bao lâu nếu lên kế hoạch rõ ràng.
Đầu tiên, bạn hãy nắm rõ những thông tin về ngôi nhà của bạn: tuổi của ngôi nhà, vật liệu cấu tạo, hệ thống điện nước, quá trình tu sửa...và những phần mà bạn muốn sửa hoặc nâng cấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn và đáng tin cậy, để quyết định có thể sửa chữa nâng cấp những phần nào vì sẽ có những phần bạn muốn sửa nhưng lại rất khó hoặc không thể thay đổi.
Việc lên kế hoạch về tất cả những phần bạn muốn sửa chữa, phần nào tiến hành trước phần nào tiến hành sau để không gây khó khăn cho cả quá trình cũng như sẽ không gây khó khăn cho sinh hoạt của gia đình bạn nếu bạn đang sống trong khu vực sửa chữa.
Bạn cũng nên tham khảo quy định của UBND cấp tỉnh/thành nơi có nhà bạn, để biết với nội dung bạn muốn sửa, bạn có phải xin giấy phép xây dựng hay không. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan tới khu vực nhà bạn muốn sửa, vấn đề về quan hệ hàng xóm...
Đồng thời bạn cần tìm hiểu về các nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.
3 - Giai đoạn tiến hành sửa chữa nhà:
A - Chuẩn bị mặt bằng sửa chữa.
Bạn cũng nên tham khảo quy định của UBND cấp tỉnh/thành nơi có nhà bạn, để biết với nội dung bạn muốn sửa, bạn có phải xin giấy phép xây dựng hay không. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan tới khu vực nhà bạn muốn sửa, vấn đề về quan hệ hàng xóm...
Đồng thời bạn cần tìm hiểu về các nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.
Một kế hoạch sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các phòng trong nhà. Bạn cần tháo những bức tranh treo tường, di chuyển lọ hoa và cất gọn những đồ vật giá trị trước khi công việc sửa chữa bắt đầu. Còn đối với đèn chùm hay các giá, tủ cố định bạn cần mất công thêm một chút để thu dọn. Che phủ nền nhà bằng những tấm bìa carton nếu bạn không muốn gạch lát nền bị trầy xước.
Về phần vật liệu xây dựng, nếu không quá tin tưởng vào chủ thầu thi công, bạn cần tự chuẩn bị, và tập kết chúng trước khi bắt đầu tiến hành sửa chữa nhà. Các vật liệu cần thiết như: xi măng, cát, gạch, thép, đá....Khi chọn mua các vật liệu xây dựng này, ngoài việc căn cứ vào uy tín và chế độ hỗ trợ vận chuyển, thanh toán của các nhà cung cấp bạn nên chọn các loại nhãn hiệu có uy tín và được sự tin tưởng của nhà thầu xây dựng và kiến trúc sư.
Bạn cũng nên chuẩn bị hàng rào che chắn cho công trình để đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình sửa chữa nhà. Đồng thời, bạn nên thảo luận với nhà thầu thi công về vấn đề lán trại cho đội ngũ công nhân thi công trong suốt quá trình cải tạo sửa chữa.
Việc chuẩn bị nguồn điện nước phục vụ cho quá trình sửa chữa xây dựng cũng khá quan trọng, bạn lưu ý nước sử dụng trong quá trình sửa chữa xây dựng phải là nước sạch. Tuyệt đối không dùng nước tù đọng trong ao hồ, nước phèn, nước lợ, nước mặn, nước nhiễm bẩn.
B - Giám sát công trình.
Nếu bạn không có thời gian và nhân lực để có thể tự giám sát công trình của mình bạn có thể nhờ người thân có chuyên môn, kinh nghiệm giám sát xây dựng hoặc tìm tới các công ty tư vấn xây dựng, họ có kiến thức chuyên môn và có giấy phép hành nghề theo quy định của luật pháp.
Người giám sát là người thay mặt chủ nhà quản lý khối lượng và chất lượng công trình. Đây là người bảo vệ quyền lợi cho chủ nhà. Với khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn, họ sẽ bảo đảm cho bạn có được căn nhà tốt với mức chi phí hợp lý nhất. Bạn nên lựa chọn những người có kinh nghiệm chuyên môn, tư cách đạo đức nghề nghiệp để đặt lòng tin.
Nhiệm vụ chính của người giám sát là:
- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ và chất lượng thi công của nhà thầu.
- Giám sát vật tư. Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng quy định hợp đồng, tránh lãng phí. Nghiệm thu từng hạng mục công trình khi được hoàn thành.
- Quản lý, bảo đảm an toàn lao động.
Chi phí thuê giám sát trong khoảng trên 1.5 triệu đồng/ tháng đối với công trình xây dựng cỡ nhỏ (tùy vào công trình bạn cần phải thỏa thuận với đơn vị tư vấn giám sát), đối với những công trình có chi phí cao >500 triệu thì chi phí giám sát khoảng 2-3% giá trị công trình.
Bạn cũng nên tránh thuê giám sát do chủ thầu giới thiệu để bảo đảm tính khách quan. Có thể hỏi ý kiến bạn bè và giới thiệu từ kiến trúc sư của công trình.
C. Các công đoạn chủ yếu trong quá trình sửa nhà
Tùy vào nội dung sửa nhà của bạn: chống dột, chống thấm, ngăn chia phòng, phá bỏ tường, chuyển cầu thang, sửa lại khu vệ sinh, nâng thêm tầng, phá bỏ và mở rộng một phần nhà... mà quá trình sửa nhà có thể chia thành nhiều công đoạn khác nhau.
Bạn có thể chia thành 2 công đoạn chính: Phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.
Phần xây dựng cơ bản bao gồm các công việc chính:
- Phá dỡ phần nhà muốn sửa
- Tiến hành xây sửa
- Lắp điện, nước, mộc
- Các công tác cấu kiện trong suốt quá trình xây sửa.
Phần hoàn thiện (tùy vào nội dung sửa nhà)
- Sơn, lát gạch, đóng trần
- Lắp đặt thiết bị: Bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, chùm đèn, máy lạnh...
- Làm mộc: Cửa, cầu thang, bếp...
- Các phần khác: Rèm cửa, tủ âm tường....
- Kiểm tra tổng thể mọi chi tiết trong căn nhà từ trên xuống dưới, làm đẹp và gia cố những chỗ sai sót.
- Tổng vệ sinh trước khi bàn giao
Sau khi tiến hành sửa nhà xong, bước cuối cùng trong quy trình cải tạo sửa chữa nhà là tiến hành nghiệm thu công trình. Một ngôi nhà mới, đẹp như mong muốn của bạn nhưng cần phải đảm bảo có sự chắc chắn của phần kết cấu bên trong và được hợp pháp hóa.
4 - Kiểm tra công trình sửa chữa nhà.
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình cải tạo sửa chữa nhà, nhưng lại không hề kém phần quan trọng. Nghiệm thu công trình gồm các giai đoạn chính đó là: Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công.Việc kiểm tra phải được thực hiện từ trong quá trình xây nhà, giám sát viên hoặc bạn nên thường xuyên kiểm tra, khối lượng, chất lượng, quy cách, kiểu dáng.
Khi công trình hoàn thành và trước khi nhận bàn giao, bạn nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết.
5 - Nghiệm thu công trình.
Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo qui định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Hãy căn cứ vào thoả thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.
Trong quá trình thi công xây dựng công trình dù là xây mới hoặc cải tạo cần phải thực hiện các bước nghiệm thu sau:
Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình (nếu bạn giao trọn gói cho nhà thầu xây dựng).
Nghiệm thu từng công việc xây dựng. Người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.
Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng. Người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu.
Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng.Người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu.
6 - Thủ tục hoàn công cho công trình.
Thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công bao gồm tất cả những chứng từ liên quan đến quá trình xây dựng, thi công của công trình.
Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công) bao gồm:
Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
Giấy phép sửa chữa nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng, sửa chữa nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu xây dựng.
Để có bộ hồ sơ khớp với ngôi nhà sau thực tế thi công, hãy đề nghị chủ thầu lập hồ sơ cho bạn.
Sửa chữa nhà tại các quận huyện Hà Nội - Chúng tôi sửa nhà với phương châm "Sửa chữa nhà dù là nhỏ nhất" Quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí bởi những kỹ sư xây dựng và những chuyên gia về nội thất - kiến trúc và phong thủy nhà ở thực sự có kinh nghiệm.