Để chất lượng thi công được tốt, đòi hỏi chúng ta phải thi công đúng theo các bước kỹ thuật. Khi làm theo các bước kỹ thuật chúng ta sẽ giảm được nguyên vật liệu, nhân công và cái cốt lõi là công trình luôn bền đẹp với thời gian.
Sơn nhà là một bước vô cùng quan trọng để trang trí ngôi nhà của bạn trở lên đẹp và lộng lẫy hơn. Nhận thấy được vấn dề quan trọng này, “Dịch Vụ Sơn Sửa Nhà Nhà Việt” đã tổng kết các kinh nghiệm thi công của mình và đưa ra những bước thi công cơ bản sau. Để thợ sơn cũng như quý khách hàng tham khảo, để thi công tốt hơn.
Các bước sơn nhà
Bài học quý giá cho thợ sơn và khách hàng
Sơn nhà có thể chia làm 4 bước cơ bản sau:
1) Lập kế hoạch và cách thức làm việc
- Giai đoạn này chúng ta phải quyết định : Coi kỹ lưỡng bản vẽ đã thiết kể sau đó chọn màu sơn, Nhãn hiệu sơn, Những loại sơn nào cần dùng, sơn chống thấm, sơn ngoài trời, sơn trong nhà, sơn dầu, sơn chống nấm mốc…
- Chọn bột Trét phù hợp
- Phác thảo tính toán lượng sơn, nguyên vật liệu nhân công tham gia thi công.
Chú ý khi chọn nguyên vật liêu:
+ Lớp matít ( bột Trét) làm phẳng bề mặt cần sơn; các bạn nên chọn loại bột trét tốt (có độ bám dính cao) vì hệ thống sơn sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào chất lượng của lớp bột trét này.
+ Lớp sơn lót vô cùng quan trọng, để ngăn chất kiềm, ẩm ướt trong tường thoát ra ngoài làm hỏng màng sơn bên ngoài. Ở những vị trí quan trọng có độ ẩm cao, thường xuyên ảnh hưởng bởi nguồn nước chúng ta nên chọn loại bột trét có khả năng chống nấm mốc và chống thấm.
+ Lớp sơn ngoài cùng ( sơn phủ), yêu cầu phải phù hợp với lớp sơn lót, có màu sắc hài hòa.
- Tính toán ước tính thời gian thi công cho phù hợp với nhân công đang có.
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị kỹ lưỡng các dụng cụ và các thiết bị an toàn như: chổi sơn, thùng pha sơn, thang dây. thang đứng, giàn giáo, gậy lăn sơn, rulo, dây an toàn.
Nguyên liệu pha sơn, nước, xăng…
3. Thực hiện:
- Vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt, đây có thể coi là bước quan trọng nhất để tránh hao sơn, tạo độ bám dính và tăng độ bền.
+ Chà sạch bụi hay nấm mốc với chất tẩy gia dụng thông thường.
+Cạo sạch lớp sơn cũ bong tróc bằng dao cạo sơn
+Trám các lỗ hổng và khe nứt bằng bột trét tường để tạo lại bề mặt phẳng
+Xả bụi kỹ lưỡng nhằm làm sạch tất cả các bụi bẩn còn sót lại
- Đợi về mặt đã vệ sinh khô ráo, Tiến hành lăn Sơn lót chú ý bước này, vơi mội vị trí cần có những loại sơn lót khác nhau, VD ngoài trời, trong nhà, gầm cầu thang, trần gần khu vệ sinh.
- Sau khi sơn lót hoàn tất, phải đợi bề mặt của lớp sơn lót này khô, Sau đó mời tiền hành lăn sơn phủ.
Đối với sơn phủ nên tiến hang lăn 2 lớp để tăng độ bền và tạo được màu sắc đều và mịn
4) Vệ sinh và dặm vá
- Bước này cũng không kém phần quan trọng vì là bước hoàn thiên. Trong quá trình thi công không chánh khỏi những, lỗi kỹ thuật, va đập, bụi bám vào bề mặt.
Vì vậy hay tiến hành kiểm tra dà soát kỹ lưỡng từng vị trí đã thi công. Nếu có vấn đề cân chỉnh sửa lại cho đồng nhất.